cuong-do-buc-xa-mat-troi-tai-viet-nam
CƯỜNG ĐỘ BỨC XẠ MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM
04/15/2022 09:30:00 Đăng bởi HOÀNG THANH HUYỀN (0) bình luận

Cường độ bức xạ mặt trời là thuật ngữ chỉ dòng vật chất và năng lượng phát ra từ mặt trời.

Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên thì ở mỗi vùng miền lại có sự thay đổi, do vậy mà cường độ bức xạ mặt trời cũng sẽ khác nhau. Bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Lượng bức xạ mặt trời là một yếu tố quyết định sản lượng điện mặt trời. Tùy khu vực địa lý mà bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam vì thế cũng khác nhau.

Cường độ bức xạ là gì?

Cường độ bức xạ mặt trời là thuật ngữ chỉ dòng vật chất và năng lượng phát ra từ mặt trời. Nó có thể được chuyển đổi thành các dạng năng lượng hữu ích khác như nhiệt và điện thông qua công nghệ. Cường độ năng lượng mặt trời thường có đơn vị là kWh/m2.

Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam

Để cấu tạo nên một bản đồ bức xạ mặt trời, ta cần một quá trình lâu và liên tục khi phải tiến hành đo lượng ánh sáng mặt trời tại các vị trí cụ thể ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Từ những kết quả của sự đo đạc này, ta ước tính được lượng ánh sáng mặt trời tại các khu vực có cùng vị trí với thời gian và khí hậu tương tự. 

 

 

Số liệu về bức xạ mặt trời tại Việt Nam

Tổng cường độ bức xạ mặt trời khác nhau giữa các vùng miền và có sự biến thiên vào các thời điểm trong năm.

 

Vùng

Giờ  nắng trong năm

Cường độ BXMT

(kWh/m2, ngày)

Ứng dụng

Đông Bắc

1600 – 1750

3,3 – 4,1

Trung bình

Tây Bắc

1750 – 1800

4,1 – 4,9

Trung bình

Bắc Trung Bộ

1700 – 2000

4,6 – 5,2

Tốt

Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

2000 – 2600

4,9 – 5,7

Rất tốt

Nam Bộ

2200 – 2500

4,3 – 4,9

Rất tốt

Trung bình cả nước

1700 – 2500

4,6

Tốt

 

Cường độ bức xạ mặt trời theo từng khu vực tại Việt Nam

1 - Khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Tại khu vực này, quanh năm dồi dào nắng. Vào các tháng 1, 3, 4, nắng thường bắt đầu từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực xung quanh Nha Trang (Khánh Hòa), cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.

2 - Khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ

Tại Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung Bộ, càng đi sâu về phía Nam, thời gian nắng lại càng nhiều, thường nhiều nhất là vào tháng 4.

Cường độ bức xạ trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ tháng 5 còn ở Bắc Trung Bộ từ tháng 4. Trong năm, thường vào tháng 2 và tháng 3 có số giờ nắng trung bình thấp nhất, khoảng 2h/ngày, số giờ nắng nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6-7h/ngày, duy trì ở mức cao từ tháng 7.

3 - Tại khu vực giữa Trung Bộ

Các tỉnh từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất trong ngày rơi vào các tháng giữa năm, số giờ nắng lên đến 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng khoảng 5-6 h/ngày với lượng bức xạ mặt trời trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).

Tiềm năng phát triển điện mặt trời theo từng khu vực tại Việt Nam

Sản lượng điện tạo ra từ hệ thống điện năng lượng mặt trời phụ thuộc rất lớn vào lượng bức xạ mặt trời. Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch có trữ lượng gần như vô tận. Theo bản đồ bức xạ măt mặt trời tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy tiềm năng  phát triển năng lượng mặt trời trong mỗi khu vực. 

Theo số lượng thống kê cho thấy, tại miền Nam cường độ bức xạ mặt trời vào mùa mưa thấp hơn mùa khô nhưng nhìn chung ở mức ổn định. Miền Bắc thì lượng bức xạ lớn và mùa hạ và mùa thu, cường độ giảm xuống một nửa vào mùa đông và mùa xuân. 

 

Tạm kết

Cường độ mặt trời ở từng khu vực tại Việt Nam có sự khác nhau rõ rệt nhưng chúng ta vẫn có thể tận dụng nguồn tài nguyên này trong các hệ thống điện mặt trời. Đây là giải pháp tối ưu nhất tại Việt Nam, tận dụng ưu đãi của thiên nhiên, khai thác nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN