loi-ich-khi-doanh-nghiep-huong-toi-su-phat-trien-ben-vung-la-gi
Lợi ích khi doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững là gì?
05/24/2022 11:33:03 Đăng bởi HOÀNG THANH HUYỀN (0) bình luận

Lợi ích khi doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững là gì?

 

Phát triển bền vững được xem là con đường giúp doanh nghiệp trụ vững trên thương trường. Vậy lợi ích cụ thể khi doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững là gì?

Từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn

SOLAR SÔNG LAM ! Chiến lược phát triển bền vững gắt kết chặt chẽ với các mục tiêu kinh doanh được nhìn nhận là điều kiện tiên quyết cho thành công của doanh nghiệp. Điều này bắt nguồn từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, khi các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, trong đó có Việt Nam, đang tích cực tham gia tiến trình hiện thực hóa 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG), đồng thời hướng đến nền kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Trong xu hướng chung hướng tới phát triển bền vững, chú trọng các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên năng lượng, nhiều quốc gia đã ban hành ngày càng nhiều các quy định về bảo vệ môi trường. Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững cũng được cụ thể hóa bằng nhiều quy định, tiêu chí tại các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Nhận định từ nhiều chuyên gia kinh tế, “cạnh tranh xanh” sẽ là xu hướng cạnh tranh trên toàn cầu trong thập kỷ này và nhiều thập kỷ tới. Chính vì vậy, chủ động gắn kết phát triển bền vững với hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng với những quy định đang liên tục thay đổi và ngày càng chặt chẽ, hội nhập được với dòng chảy toàn cầu, tìm được tiếng nói chung với người tiêu dùng và các nhà cung cấp. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp không có chiến lược phát triển bền vững và chậm “chuyển đổi xanh” thì có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội hợp tác và phát triển, giảm sức cạnh tranh trên thị trường, thậm chí khó trụ vững trong chuỗi giá trị toàn cầu.

su-phat-trien-ben-vung

Giảm phát thải, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đang là xu hướng chung của toàn cầu (Ảnh minh họa internet)

Không chỉ đáp ứng các quy định, tiêu chí, gia tăng khả năng cạnh tranh khi tham gia chuỗi cung ứng, phát triển bền vững còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, khẳng định giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ nhận được lòng tin của đối tác, nhà đầu tư và cổ đông, đồng thời dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn xanh và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, việc áp dụng các mô hình phát triển bền vững với các giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên, sử dụng hợp lý năng lượng, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo sẽ giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất, vận hành cho doanh nghiệp.

Thuận lợi và khó khăn khi doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững là gì?

Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp là cách thức tích hợp phát triển bền vững vào các chiến lược ngắn, trung và dài hạn. Bên cạnh đó, vốn đầu tư cũng là một trong những trở ngại lớn mà nhiều doanh nghiệp gặp phải trong lộ trình hướng tới phát triển bền vững, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Các khoản đầu tư cho chuyển đổi mô hình phát triển bền vững thường lớn và không phải lúc nào cũng hiển thị kết quả ngay lập tức. Các khoản đầu tư như sử dụng năng lượng sạch hoặc điều chỉnh quy trình sản xuất để giảm thiểu tác động đến môi trường lại là những khoản đầu tư dài hạn và không thể hiện đầy đủ nếu chỉ đánh giá dựa trên giá trị kinh tế hay các mục tiêu ngắn hạn trước mắt. Đây là những khó khăn thường gặp khi doanh nghiệp xây dựng và triển khai các giải pháp tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Vậy thuận lợi khi doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững là gì? Nhiều khảo sát cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, như: nâng cao danh tiếng, sự đồng thuận của xã hội, các cơ hội khác biệt hóa, tăng lợi thế cạnh tranh, các cơ hội kinh doanh và nguồn doanh thu mới… Điều này thể hiện rõ cách nhìn nhận cũng như sự quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp đối với phát triển bền vững.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến sản xuất xanh và các giải pháp hướng tới phát triển bền vững

Bên cạnh đó, là một thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng và triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Đã có một số chính sách, chương trình nhằm nâng cao nhận thức, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, bảo vệ môi trường. Nhiều doanh nghiệp đã thuận lợi hơn trong việc chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững nhờ sự hỗ trợ từ các chương trình.

Nguồn: vuphong.vn

SOLAR SÔNG LAM !

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN